Về phần định nghĩa điện trở ai cũng biết: điện trở là sự cản trở dòng điện của 1 vật dẫn
- Nhờ vào tính chất này mà trong laptop điện trở có 2 tác dụng chính
+ Cách ly điện thế khi bị chạm chập: vì vậy nên trong laptop tấc cả các đường nguồn người ta phải mắc điện trở.
+ Tác dụng cầu phân thế (cầu phân áp): để lấy ra 1 điện áp bất kỳ
nói đến cầu phân thế thì phải có 2 điện trở mắc nối tiếp với nhau trở lên, 1 đầu của con trở thứ nhất phải nối với nguồn, 1 đầu con trở thứ 2 phải nối với mass tạo thành 1 mạch kín (bắt buộc phải tạo thành mạch kín mới tạo được cầu phần thế), nếu mạch hở (không nối với mass) thì điện thế đầu vào bằng điện thế đầu ra.
Ứng dụng của điện trở trên mainboard PC - Laptop:

1. Điện trở cầu chì:
- Giá trị nhỏ: =0 ôm hoặc vài ôm, thường nối từ nguồn cấp cho chân Vcc các IC giao động nguồn trên main. Nhiều main bị mất nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn chipset... chỉ đơn giản là đứt "điện trở cầu chì" này thôi.



2. Điện trở hạn dòng:

Điện trở có mặt ở mọi nơi trong thiết bị điện tử và như vậy điện trở là linh kiện quan trọng không thể thiếu được , trong mạch điện , điện trở có những tác dụng sau :
Khống chế dòng điện qua tải cho phù hợp, Ví dụ có một bóng đèn 8V, nhưng ta chỉ có nguồn 12V, ta có thể đấu nối tiếp bóng đèn với điện trở để sụt áp bớt 4V trên điện trở.
Bấm xem ảnh ở cửa sổ mới


Sơ đồ mắc điện trở hạn dòng


Đấu nối tiếp với bóng đèn một điện trở.
- Như hình trên ta có thể tính được trị số và công xuất của điện trở cho phù hợp như sau: Bóng đèn có điện áp 9V và công xuất 2W vậy dòng tiêu thụ là I = P / U = (2 / 9 ) = Ampe đó cũng chính là dòng điện đi qua điện trở.
- Vì nguồn là 12V, bóng đèn 9V nên cần sụt áp trên R là 3V vậy ta suy ra điện trở cần tìm là R = U/ I = 3 / (2/9) = 27 / 2 = 13,5 Ω
- Công xuất tiêu thụ trên điện trở là : P = U.I = 3.(2/9) = 6/9 W vì vậy ta phải dùng điện trở có công xuất P > 6/9 W

3. Điện trở phân áp:



Điện trở này "sai" trị số hoặc đứt sẽ dẫn đến áp ra (thường thấy mạch nguồn CPU, nguồn RAM, nguồn chipset...) sẽ sai hoặc không có áp. Nhiều bạn cứ thắc mắc, đã thay IC giao động, thay hết các mosfet... mà áp vẫn sai hoặc không có. Vui lòng kiểm tra thêm các "trở" phân áp hồi tiếp này.

4. Điện trở mảng (nhiều điện trở mắc song song):

Post a Comment

 
Top